Trong những ngày hè oi ả, khi thời tiết nóng bức khiến ai cũng cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, một bát canh cua đồng thanh mát sẽ là lựa chọn tuyệt vời để giải nhiệt. Món canh dân dã, quen thuộc này không chỉ mang lại hương vị thơm ngon, đậm đà mà còn giúp xua tan cảm giác nóng nực, đem lại sự tươi mát và sảng khoái cho cơ thể. Cùng chúng tôi tìm hiểu các nguyên liệu và hướng dẫn cách nấu móng canh cua đồng này nhé.
Cách làm món canh cua đồng giải nhiệt
Nguyên liệu của món canh cua đồng.
Để nấu được món canh cua đồng ngon, điều đầu tiên chúng ta cần làm là chuẩn bị nguyên liêu cho món ăn này. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho món này bao gồm.
Cua đồng: 300g – 400g (tùy số lượng người ăn)
Nguyên liệu chính cho món canh cua đồng chính là cua đồng
Rau mồng tơi hoặc rau đay: 200g
Mướp hương (tuỳ chọn): 100g
Rau để nấu cùng canh cua
Hành tím: 1 củ
Gia vị: Muối, hạt nêm, nước mắm, mắm tôm (tuỳ chọn)
Lưu ý:
Bạn nên chuẩn bị lượng cua và rau điều chỉnh tùy vào số lượng người ăn và theo sở thích của bạn và gia đình. Mắm tôm là gia vị tặng hương vị cho món canh (tùy chọn), nếu bạn không thích mùi vị này, có thể bỏ qua hoặc thay thế bằng nước mắm.
Các bước thực hiện:
Sau khi đã chuẩn bị đầu đủ nguyên liệu thì chúng ta tiến hành nấu món canh cua đồng thôi nào.
Sơ chế cua đồng:
Bước 1: Chọn cua
Chọn những con cua còn sống, khỏe mạnh, chân và càng cua còn đầy đủ và chắc chắn. Khi chạm vào, cua sẽ có phản ứng di chuyển nhanh chóng.
Bước 2: Rửa cua
Cua sau khi mua ở về nên được làm sạch luôn khi còn tươi sống để đảm bảo chất lượng và giữ nguyên dinh dưỡng của cua. Đổ cua vào chậu cùng một ít muối và xóc mạnh. Sau đó đổ nước vào chậu nước, dùng tay hoặc que khuấy nhẹ để loại bỏ bùn đất và tạp chất bám trên vỏ cua. Thay nước vài lần cho đến khi nước trong. Dùng bàn chải nhỏ (nếu có) để chà nhẹ nhàng các khe, kẽ của cua để đảm bảo cua sạch hoàn toàn.
Bước 3: Tách cua
Dùng tay hoặc dao nhỏ để tách phần mai cua ra khỏi thân. Bạn nên làm việc này dưới nước để tránh bắn bẩn. Dùng tay hoặc dao gỡ bỏ phần yếm cua đi.
Tách cua
Bước 4: Lấy gạch cua
Bạn sử dụng một que nhỏ hoặc thìa để lấy phần gạch vàng bên trong mai cua ra, cho vào một bát nhỏ để riêng.
Lấy gạch cua
Bước 5: Xay hoặc giã cua
Có hai hình thức xay cua đó là xay bằng máy xay hoặc giã tay bằng chày cối:
- Xay cua bằng máy xay: Đầu tiên cho thân cua đã tách yếm vào máy xay. Sau đó bạn thêm một chút nước vào máy xay để dễ xay nhuyễn hơn. Xay cua trong vài phút cho đến khi thịt cua nhuyễn mịn.
- Giã cua bằng cối và chày: Đặt thân cua vào cối. Dùng chày giã nhuyễn cua, có thể thêm một chút nước để dễ giã hơn.
Xay cua hoặc giã cua
Bước 6: Lọc cua
Cho cua đã xay hoặc giã nhuyễn vào một tô lớn. Sau đó, thêm khoảng 1 lít nước vào tô, khuấy đều để thịt cua hòa quyện với nước. Dùng rây lọc hoặc vải mỏng để lọc lấy nước cốt cua, bỏ bã. Có thể lọc lại một lần nữa để nước cốt cua sạch hơn.
Lọc cua đồng
Chuẩn bị nguyên liệu khác
- Rửa rau: Rau mồng tơi, rau đay rửa sạch từng lá dưới vòi nước, để ráo. Mướp hương (nếu có) gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
- Chọn rau có màu sắc tươi mới, tránh chọn những rau có mùi lạ, dấu hiệu nấm mốc và phải có mùi thơm đặc trưng của loại rau đó. Điều này cho thấy rau vẫn còn tươi và giàu dinh dưỡng
- Phi hành: hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
Các bước thực hiện:
Phi hành và nấu riêu cua:
Đun nóng một ít dầu ăn trong nồi lớn trên lửa vừa. Cho hành tím đã băm nhuyễn vào phi thơm cho đến khi hành thả mùi thơm. Sau khi hành đã phi thơm, đổ riêu cua vào nồi. Đảo đều để riêu cua thấm đều mùi hành và ngọt hơn. Nếu cần, thêm chút nước dừa để làm tăng thêm hương vị.
Nấu nước cốt cua:
Phi thơm tỏi, hành tây, ớt (nếu thích) trong dầu ăn. Sau đó, cho phần vỏ cua và bắp cua đã giữ lại vào xào thêm để tăng thêm mùi vị. Đổ nước vào, nấu sôi và đun sôi trong khoảng 15-20 phút để các hương vị từ cua thấm vào nước.
Nấu nước cốt cua
Thêm rau vào nồi: Cho rau mồng tơi, rau đay và mướp hương (nếu có) vào nồi. Đảo đều để rau chín mềm nhưng vẫn giữ được màu xanh tươi và độ giòn của rau. Nêm lại gia vị cho vừa khẩu vị bằng muối, đường, hạt nêm và một ít nước mắm (tuỳ khẩu vị gia đình).
Thưởng thức canh cua đồng
Kiểm tra lại nồi canh cua đã được đun sôi và cua đã chín mềm. Nếu cần, nêm thêm gia vị theo khẩu vị gia đình. Sau đó, đổ canh cua ra tô lẻ, sắp xếp đẹp mắt với các miếng cua và rau xanh như rau mồng tơi, rau đay.
Sắp xếp rau sống như rau muống, rau xà lách, hoặc rau sống khác xung quanh tô canh để tạo thêm sự tươi mới và phong phú cho bữa ăn. Canh cua đồng có thể ùng kèm với cơm trắng hoặc bún tươi, và nước chấm nếu thích để tăng thêm hương vị.
Thưởng thức canh cua đồng
Những tiêu chí của một bánh canh cua đồng ngon
Một món canh cua ngon cần đạt nhưng tiêu chí sau:
- Canh cua ngon có hương vị hài hòa, với nước dùng ngọt từ cua, vị thanh từ rau và gia vị như muối, đường, nước mắm được điều chỉnh hợp lý.
- Món canh cua nên có hương vị đậm đà, thơm ngon mà không quá mặn, ngấy.
- Nước dùng của canh cua nên trong suốt, không có cặn bẩn và không mùi khó chịu.
- Rau vừa chín tới, không bị chín quá, không quá nhiều cũng không quá ít.
Món canh cua đồng là một lựa chọn tuyệt vời để thanh nhiệt trong những ngày hè oi bức. Với hương vị tươi ngon của cua và sự ngọt mát của nước dùng. Hi vọng bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn có thế nấu một bát canh cua đồng thơm ngon.
–> Xem thêm: Bí quyết làm bánh đa cua Hải Phòng chuẩn vị đất Cảng (laucua.vn)