Bí quyết làm bánh đa cua Hải Phòng chuẩn vị đất Cảng

Tóm tắt nội dung

Nếu bạn là một người yêu thực ẩm thực đất Cảng chắc không thể bỏ qua món bánh đa cua Hải Phòng. Là sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt của thịt cua, vị đậm đà của nước dùng cùng với hương vị thơm của bánh đa và các gia vị. Nếu bạn chưa được đặt chân đến với thành phố Hải Phòng để thưởng thưởng món bánh đa cua chính hiệu nơi đây. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu món bánh đa cua Hải Phòng chuẩn vị và thơm ngon và dễ làm ngay tại nhà.

Bánh đa cua Hải Phòng

Cùng tìm hiểu cách để thực hiện món bánh đa cua chuẩn vị Hải Phòng

Nguyên liệu của món bánh đa cua Hải Phòng

  • Bánh đa đỏ: 500g (loại bánh đặc sản của Hải Phòng).
Bánh đa đỏ Hải Phòng

Bánh đa đỏ Hải Phòng

  • Cua đồng: 800g
  • Xương heo: 500g
  • Thịt xay: 200g
  • Giò lụa: 100g
  • Rau muống: 1 bó
  • Rau cần: 1 bó
  • Giá đỗ: 200g
  • Hành lá, rau mùi, tía tô: một ít để ăn kèm
  • Hành khô: 1 củ
  • Cà chua: 2-3 quả
  • Mộc nhĩ: 20g
  • Nấm hương: 20g
  • Ớt tươi, chanh: để nêm nếm, tăng thêm gia vị
  • Lá lốt: dùng để cuốn thịt xay làm chả
  • Nước mắm, muối, bột ngọt, hạt nêm, tiêu, dầu ăn,…
Nguyên liệu làm bánh đa cua Hải Phòng

Nguyên liệu chính của món bánh đa cua Hải Phòng

Sơ chế nguyên liệu làm món bánh đa cua Hải Phòng

Sơ chế cua đồng:

  • Chọn cua: Chọn những con cua đồng tươi, còn sống, mai cứng, chân khỏe, di chuyển nhanh.
  •  Rửa cua: Hãy ngâm cua trong nước muối loãng khoảng 15-20 phút để cua nhả bùn đất. Sau đó, rửa cua dưới vòi nước chảy, dùng bàn chải nhỏ chà sạch bùn đất bám trên mai và chân cua.
  • Tách cua: Cua sau khi được rửa sạch, lật ngửa cua, dùng dao nhọn hoặc que nhọn tách yếm cua ra. Tiếp theo đó, bạn có thể dùng tay hoặc dao nhẹ nhàng bóc phần mai cua ra, giữ lại phần gạch cua bên trong mai, để riêng vào bát nhỏ.
Tách mai cua và thân cua để riêng

Tách mai cua và thân cua để riêng

  • Lấy gạch cua: Dùng muỗng nhỏ lấy gạch cua từ mai cua, bỏ phần túi xương ở giữa gạch cua.
  • Làm sạch và giã cua: Rửa sạch thân cua dưới vòi nước chảy một lần nữa, sau đó mang đi xay cua. Có hai hình thức đó là xay cua bằng máy xay hoặc giã cua bằng phương pháp truyền. Tùy vào điều kiện và nhu cầu của bạn mà bạn cho thể chọn phương pháp nào phù hợp để làm nhuyễn thịt cua.
  • Lọc nước cua: Hãy cho cua đã giã hoặc xay vào bát to, thêm nước vào, khuấy đều và dùng rây hoặc túi lọc để lọc lấy nước cốt cua, bỏ bã. Đổ thêm nước vào bã cua, tiếp tục khuấy đều và lọc thêm 2-3 lần để lấy hết phần thịt cua và nước cốt.
Xay cua và lọc cua

Xay cua và lọc cua làm nước dùng bánh đa cua

Sơ chế nguyên liệu khác

  • Chuẩn bị bánh đa: Đặt bánh đa vào một rổ, rửa nhanh dưới vòi nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn và tránh cho bánh đa bị dính. Sau đó, cho bánh đa vào một tô lớn, đổ nước ấm vào và ngâm trong khoảng 10-15 phút cho đến khi bánh mềm. Sau đó, vớt bánh đa ra, để ráo nước.

Chuẩn bị rau:

  • Rau muống: Nhặt bỏ phần gốc già, lá úa và lá vàng. Sau đó, rửa sạch rau muống dưới vòi nước lạnh rồi vớt rau ra để cho ráo nước. Và cuối cùng là cắt rau muống thành từng khúc ngắn khoảng 5cm.
  • Rau cần: Tương tự như cách đã làm với rau muống thì rau cần cũng như thế. Nhặt bỏ lá úa và phần gốc già rồi ửa sạch rau cần dưới vòi nước lạnh và vớt ra. Sau đó, cắt rau cần thành từng khúc ngắn khoảng 5cm.
  • Giá đỗ: Rửa sạch giá đỗ dưới vòi nước lạnh, để ráo nước.
  • Rau thơm (hành lá, rau mùi, tía tô): Nhặt bỏ lá úa, rửa sạch. Cắt nhỏ hành lá, rau mùi và tía tô.
  • Lá lốt: Chọn những lá non vừa phải, rửa sạch để ráo nước. Chọn một ít mang đi thái nhỏ.
Sơ chế rau

Sơ chế rau ăn kèm và gia vị

Chuẩn bị xương, thịt và giò lụa

  • Xương heo: Rửa xương heo dưới vòi nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Chà rửa kỹ càng, đặc biệt là các khớp và phần có máu bầm.
  • Thịt xay: Trộn đều thịt xay với gia vị (mắm, hạt nêm) cho vừa ăn cùng với một ít lá lốt đã thái nhỏ. Cuộn thịt xay với lát lốt, sau đó mang đi rán vàng.
  • Giò lụa: Thái giò lụa thành từng lát mỏng hoặc miếng vừa ăn.

Chuẩn bị các nguyên liệu khác

  • Hành khô: Bóc vỏ hành khô, rửa sạch. Sau đó mang đi băm nhỏ hành khô.
  • Cà chua: Rửa sạch cà chua, bỏ cuống. Thái cà chua thành múi cau.
  • Mộc nhĩ và nấm hương: Ngâm mộc nhĩ và nấm hương trong nước ấm khoảng 15-20 phút cho nở. Sau đó, rửa sạch mộc nhĩ và nấm hương, cắt bỏ phần chân, để cho ráo nước. Thái mộc nhĩ và nấm hương thành sợi nhỏ.

Nấu nước dùng bánh đa cua Hải Phòng

 Nấu nước dùng xương heo

  • Chần xương: Cho xương heo vào nồi, đổ nước ngập xương và đun sôi. Khi nước sôi, hớt hết bọt bẩn nổi lên trên bề mặt. Chần xương trong khoảng 2-3 phút. Sau đó, vớt xương ra, rửa lại dưới vòi nước lạnh để loại bỏ các tạp chất còn sót lại.
Sơ chế và hầm xương

Sơ chế và chần xương heo

  • Hầm xương heo: Cho xương đã chần sạch vào nồi lớn, đổ nước ngập xương (khoảng 2-3 lít nước). Đun sôi nước ở lửa lớn. Khi nước bắt đầu sôi, hạ lửa xuống mức trung bình. Bạn bóc vỏ 1-2 củ hành tây, bổ đôi và hành khô bóc vỏ, có thể để nguyên hoặc đập dập cho vào nồi nước dùng. Sau đó, bạn thêm 1-2 muỗng muối và một chút đường vào nồi. Đậy nắp và tiếp tục đun ở lửa nhỏ. Thỉnh thoảng hớt bọt nổi lên trên bề mặt nước dùng để nước trong và sạch hơn.
Hầm xương làm nước dùng

Hầm xương làm nước dùng

Lưu ý, trong quá trình hầm xương: Nên hầm xương ở lửa nhỏ trong khoảng 1-2 tiếng nước dùng ngọt và đậm đà. Thường xuyên kiểm tra, nếu nước cạn, có thể thêm nước nóng vào để giữ lượng nước đủ dùng.

  • Lọc nước dùng:  Nếu muốn nước dùng trong hơn, có thể lọc qua rây hoặc vải mỏng để loại bỏ các mảnh vụn xương và hành. Sau khi hầm xương xong, nêm nếm lại nước dùng với muối, hạt nêm cho vừa ăn.

Xào gạch cua

Đặt chảo lên bếp và đun nóng trước khi cho dầu vào. Cho một ít dầu ăn vào chảo đã đun nóng. Sau khi dầu nóng, cho hành tỏi băm vào xào cho thơm. Đổ gạch cua đã sơ chế và rửa sạch vào chảo. Xào gạch cua trong vài phút cho tới khi gạch cua thật mềm và thấm gia vị.

Xào gạch cua

Xào gạch cua để cho vào nước dùng

Kết hợp nước cua và nước xương

Kết hợp nước cua và nước xương là bước quan trọng giúp mang lại hương vị đặc trưng và sự phong phú cho món ăn truyền thống này.

  • Đun sôi nước xương hầm trong một nồi lớn. Lưu ý đảm bảo nước xương đủ lượng để pha chung với nước cua, tạo thành nước dùng đậm đà không nên quá đặc hoặc quá loãng.
  • Sau đó, đổ nước cốt cua đã chuẩn bị từ trước vào nồi nước xương đang sôi.  Rồi khuấy đều để hai loại nước hòa quyện với nhau. Nếu cần, thêm nước lọc để điều chỉnh độ đậm nhạt của nước dùng.
  • Đổ hỗn hợp gạch cua và cà chua vào nồi nước dùng đã hầm sẵn. Khuấy đều để các hương vị hòa quyện với nhau.
  • Nêm nếm nước dùng với muối, hạt nêm, bột ngọt theo khẩu vị của mình. Lưu ý là nước cua thường đã mặn tự nhiên, vì vậy cần kiểm tra kỹ trước khi nêm thêm muối. Tiếp tục, hầm nước dùng trên lửa nhỏ trong ít phút để các hương vị từ nước cua và nước xương hòa quyện.

Thưởng thức bánh đa cua Hải Phòng

Sau khi đã nấu xong nước dùng cho món bánh đa cua thì chúng ta sẽ đến với khoảng thời gian mà chúng ta mong đợi nhất đó là thưởng thức món ăn này. Để thưởng thức món ăn này bạn cần:

  • Đun sôi nước trong một nồi lớn và tráng bánh đa ngắn trong nước sôi khoảng 1-2 phút. Sau đó vớt ra và để ráo.
  • Chuẩn bị tô sau đó đặt bánh đa đã tráng vào từng bát tô, sau đó thêm rau xanh và các loại thịt đã chuẩn bị như thịt ba chỉ và giò lụa lên trên bánh đa.
  • Đổ nước dùng nóng sôi từ nồi đã hầm sẵn lên từng bát, đảm bảo bao phủ đầy đủ các nguyên liệu trong bát.
  • Sau khi đã đổ nước dùng, thêm một ít gạch cua xào lên trên mỗi bát để làm giàu hương vị.
  • Rắc hành lá, rau mùi và tía tô đã thái nhỏ lên trên mỗi bát để tạo thêm màu sắc và hương thơm tinh tế. Nếu thích, bạn có thể thêm vài lát ớt tươi và một lát chanh để gia tăng vị chua và cay.
  • Bánh đa cua được ăn kèm với rau sống: rau muống, rau cần, rau thơm như hành lá, rau mùi, tía tô và gia vị như chanh, mắm tôm, ớt xay, tỏi ngâm,.. tùy vào sở thích mỗi người.
Thưởng thức bánh đa cua

Thưởng thức bánh đa cua cùng rau và gia vị

Những tiêu chí để đánh giá món bánh đa cua chuẩn vị Hải Phòng

  • Nước dùng: Nước dùng phải có màu nâu đậm tự nhiên, không có màu nhuộm nhân tạo và có độ sánh vừa phải.
  • Bánh đa: Bánh đa phải được tráng mềm nhưng vẫn giữ được độ dai để khi ăn không bị nhão. Bánh đa phải thấm nước dùng một cách đều đặn, không bị nhão hoặc nát.
  • Gạch cua: Gạch cua phải có hương vị thơm ngon, hòa quyện với nước dùng mà không quá bị nặng mùi hay tanh.
  • Thành phần thêm vào: Thịt và rau phải được sử dụng tươi và đúng tỷ lệ. Hành lá và các loại gia vị phải được sử dụng một cách tinh tế và cân bằng.
  • Cách trình bày và phục vụ: Bát bánh đa phải được trang trí một cách sạch sẽ, hấp dẫn và đủ đầy các thành phần chính. Bánh đa cua phải được phục vụ nóng, để giữ được hương vị tối đa và cảm nhận được sự ngon của từng thành phần.

Cảm nhận hương về món bánh đa cua Hải Phòng

Món bánh đa cua Hải Phòng không chỉ là một món ăn truyền thống, mà còn là biểu tượng của nền ẩm thực đậm đà và tinh tế của vùng đất Cảng. Khi thưởng thức bánh đa cua Hải Phòng, bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện tinh tế của các nguyên liệu. Sợi bánh đa dai mềm, thấm đẫm nước dùng ngọt thanh. Thịt cua ngọt đậm, chả lá lốt thơm lừng, và rau sống tươi mát tạo nên một bữa ăn vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng. Món ăn này không chỉ hấp dẫn bởi hương vị, mà còn bởi màu sắc bắt mắt và sự tinh tế trong cách chế biến. Hi vọng bạn sẽ có những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời với món bánh đa cua Hải Phòng ngay tại nhà.

Bánh đa cua Hải Phòng
cách nấu bánh đa cua

—> Xem thêm: Bí quyết nấu canh cua đồng thơm ngon trong ngày hè oi bức. (laucua.vn)

9 bí quyết chọn cua đồng tươi ngon, đẫm gạch mà không phải ai cũng biết. (laucua.vn)