Bí kíp ẩm thực – chi tiết cách sơ chế và bảo quản giúp cua đồng tươi ngon nhất

Tóm tắt nội dung

Cua đồng là thực phẩm dân dã, mang đậm chất đồng quê mộc mạc. Đồng thời nó là một món ăn sở hữu hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao. Những dưỡng chất này vô cùng tốt cho sức khỏe. Từ xưa đến nay, cua đồng là nguyên liệu chủ đạo trong vô số món ăn truyền thống. Tùy từng vùng miền, cách chế biến các món ăn từ cua đồng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều có hương vị tự nhiên thanh mát, ngọt bùi đặc trưng.

Cua đồng - món ăn dân dã mộc mạc đậm chất miền quê
Cua đồng – món ăn dân dã mộc mạc đậm chất miền quê

Món ăn này còn bổ dưỡng và dễ ăn, phù hợp với nhiều lứa tuổi. Do tính chất giàu dinh dưỡng của cua đồng mang lại mà chúng thường được dùng để bồi bổ cho trẻ em, người cao tuổi, và người ốm. Dù vậy, mọi người đã biết cách sơ chế và bảo quản cua đồng sao cho tươi ngon nhất chưa? Hãy cùng laucua.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cẩm nang chi tiết từ A – Z về cách sơ chế cua đồng

Bước 1: Chọn lọc cua

Để có một món cua đồng con tiêu chí then chốt là chọn lọc được những chú cua ngon. Cua cần phải còn sống, khỏe mạnh, chân càng không bị gãy. Khi chúng ta chạm vào cua mà chúng có thể phản ứng một cách nhanh nhẹn chứng tỏ bạn đã có được một mẻ cua ngon.

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra cua một cách chi tiết hơn:

  • Cua đồng ngon nhất vào mùa sinh sản sinh sản của chúng từ tháng 3 đến tháng 9. Lúc này, cua rất nhiều thịt và gạch đầy, đảm bảo chất lượng.
  • Chọn những con cua có mai sẫm màu, bóng, cứng và chắc. Bạn có thể dùng tay ấn nhẹ vào mai, nếu thấy cứng thì cua có nhiều thịt.
  • Những con cua có càng mềm hoặc yếu thường ít thịt. Bởi vậy khi mua cua bạn nên lựa chọn những chú cua có càng to và cứng cáp.
  • Chọn cua có phần bụng sáng màu và chắc chắn. Nếu bụng mềm, nhão, đó là cua yếu hoặc sắp chết.
  • Cua đực nhiều thịt, càng to. Cua cái có gạch vàng béo ngậy, mai tròn và nhỏ hơn. Qua đó tùy thuộc vào món ăn định nấu mà mọi người lựa chọn cua cho phù hợp.

Bước 2: Làm sạch cua

Sau khi bắt cua đồng, bước đầu tiên bạn cần làm là rửa sạch cua qua nước để loại bỏ bùn đất. Khi rửa, hãy nhẹ tay và xả nước nhẹ để tránh làm gãy càng cua. Sau đó, sử dụng nước vo gạo để ngâm cua trong khoảng 10-15 phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng muối hạt thay cho nước vo gạo. Việc này giúp cua sạch hơn, loại bỏ bùn đất còn sót lại. Tiếp theo, xả cua lại bằng nước sạch, lặp đi lặp lại cho đến khi nước rửa cua trong và không còn đục.

Cua đồng được rửa lại nhiều lần với nước
Cua đồng được rửa lại nhiều lần với nước

Bước 3: Làm ráo cua và làm lạnh cua

Cua sau khi được làm sạch cần vớt chúng ra vể để vào những vật dụng thông như rổ và để ráo nước. Để cua vào nơi khô ráo, thoáng mát tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khiến cua chết. 

Chuẩn bị một hộp có nắp đậy kín. Đặt cua vào hộp sao cho không chồng lên nhau. Cho hộp vào ngăn đông trong 20 phút. Thời gian này giúp cua tê lạnh mà không bị đông cứng. Nhớ không để cua quá lâu trong ngăn đông.

Bước 4: Bóc mai, yếm cua và lấy gạch

Sau khi cua đã tê lạnh, nhẹ nhàng bóc mai. Phần mai chứa gạch cua vàng óng rất bổ dưỡng. Dùng thìa nhỏ gạt hết phần gạch vào bát riêng. Gạch này có thể dùng trong bún riêu hoặc canh cua. Loại bỏ lớp màng và yếm cua trước khi chế biến.

Cua đồng sau khi đã được rửa sạch và tách mai khỏi vỏ
Cua đồng sau khi đã được rửa sạch và tách mai khỏi vỏ

Chia cua thành những phần nhỏ nếu như số lượng cua nhiều. Đặt từng phần vào những hộp riêng trước khi làm lạnh. Điều này giúp cua không kẹp nhau và làm lạnh đều. Việc chia nhỏ cũng tiện cho lần sử dụng sau.

Bước 5: Xay hoặc giã cua

Sau khi đã sơ chế cua đồng, bước tiếp theo là giã cua để lọc. Có hai cách giã cua đồng phổ biến: sử dụng máy xay hoặc giã bằng cối theo phương pháp truyền thống. 

Nếu bạn chọn giã bằng cối, bạn sẽ kiểm soát được độ nhuyễn của cua đồng. Điều này cho phép tùy chỉnh theo yêu cầu món ăn và sở thích cá nhân. Hơn nữa, giã bằng cối giúp giữ lại hương vị tự nhiên của cua. Phương pháp này thường được những người yêu thích bản sắc và hương vị dân gian lựa chọn.

Cua đồng được bẻ nhỏ vào cho vào cối
Cua đồng được bẻ nhỏ vào cho vào cối
Giã nhuyễn cua giúp việc lọc cua dễ dàng hơn
Giã nhuyễn cua giúp việc lọc cua dễ dàng hơn
Cua đồng sau khi được giã nhuyễn bằng cối
Cua đồng sau khi được giã nhuyễn bằng cối

Chất lượng món ăn từ cua đồng phụ thuộc lớn vào quá trình giã. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị và kết cấu của món ăn. So với việc sử dụng máy xay, việc giã bằng tay có thể tốn thời gian và công sức hơn. Khi bạn có nhiều cua, việc không dùng máy xay sẽ làm bạn tốn khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, thành quả sau cùng sẽ hoàn toàn xứng đáng với công sức bỏ ra.

Sử dụng máy xay để xay cua đồng
Sử dụng máy xay để xay cua đồng

Bước 6: Lọc cua đồng đúng cách

Cua đồng sau khi được giã nhuyễn cần trải qua công đoạn lọc để chế biến thành món ăn. Để thực hiện bước này, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như tấm vải thưa chuyên dụng hoặc rây lọc cua. Những dụng cụ này sẽ giúp loại bỏ cặn và giữ lại phần nước cua thơm ngon.

Đầu tiên, bạn sẽ pha nước vào phần cua đã giã nhuyễn theo tỷ lệ 1:2 giữa cua và nước. Cụ thể, với mỗi 100g cua, bạn cần dùng 200ml nước. Việc này giúp hòa quyện cua với nước, tạo điều kiện cho quá trình lọc diễn ra thuận lợi hơn.

Đổ nước vào phần cua đã được giã hoặc xay
Đổ nước vào phần cua đã được giã hoặc xay
Hỗn hợp sau khi trộn phần cua xay nhuyễn với nước
Hỗn hợp sau khi trộn phần cua xay nhuyễn với nước

Sau khi pha xong, đổ hỗn hợp cua đã pha vào dụng cụ lọc. Nếu sử dụng tấm vải thưa, hãy đặt nó lên một bát lớn để chứa nước lọc. Dùng thìa hoặc muỗng để khuấy nhẹ, giúp nước và bột cua chảy qua tấm vải.

Lọc cua bằng rây vài lần để đảm bảo tất cả chất lỏng được tách ra
Lọc cua bằng rây vài lần để đảm bảo tất cả chất lỏng được tách ra

Khi lọc, bạn nên kiên nhẫn để đảm bảo tất cả chất lỏng được tách ra. Cuối cùng, hòa toàn bộ phần cua đã lọc với nước và bỏ lại phần bã cua. Bạn có thể dùng nước này để chế biến các món ăn như canh cua, bún riêu cua, hoặc các món ăn khác từ cua đồng. Quy trình lọc cẩn thận này sẽ giúp món ăn từ cua đồng thêm phần thơm ngon và hấp dẫn.

Kinh nghiệm sơ chế cua đồng để không bị kẹp tay

Khi sơ chế cua đồng nhiều người sẽ lo lắng về vấn đề bị kẹp tay. Tại đây, laucua.vn sẽ chia sẻ đến mọi người kinh nghiệm sơ chế cua đồng để không bị kẹp tay.

  • Làm tê cua: Ngâm cua vào nước đá lạnh khoảng 10-15 phút. Nước lạnh sẽ làm cua tê liệt tạm thời, khiến chúng không còn khả năng cử động, từ đó không thể dùng càng kẹp bạn. Điều này giúp bạn dễ dàng thao tác khi làm sạch mà không gặp nguy hiểm.
  • Sử dụng kẹp: Nếu bạn không quen cầm cua, hoặc lo lắng về việc bị kẹp, hãy sử dụng kẹp hoặc đũa để giữ cua trước khi sơ chế. Dùng kẹp kẹp vào phần mai cua hoặc thân cua để giữ chúng cố định, giúp bạn dễ thao tác mà không cần tiếp xúc trực tiếp với càng cua.
  • Cầm đúng cách: Khi phải cầm cua bằng tay, hãy nắm vào phần mai cua từ phía sau, tránh cầm vào càng hoặc chân. Điều này giúp bạn kiểm soát tốt hơn, vì phần mai là nơi cua ít có phản ứng mạnh, giảm thiểu khả năng bị kẹp tay.
Bánh canh cua thơm ngon đậm đà
Bánh canh cua thơm ngon đậm đà (ảnh minh họa)

Phương pháp bảo quản cua đồng tươi ngon như lúc ban đầu

Cua đồng không chỉ là một món ăn ngon mà còn là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Trong 100g cua đồng đã bỏ mai và yếm, thành phần dinh dưỡng bao gồm 74,4g nước, 12,3g protein, 3,3g lipid và 2g glucid, cung cấp khoảng 89 kcal cho cơ thể. Ngoài ra, cua đồng rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi. Lượng canxi trong cua đồng rất cao, giúp hỗ trợ sức khỏe xương và răng. Về chất lượng protein, cua đồng cũng thuộc loại tốt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cua đồng là nguồn cung cấp đến 8 loại axit amin thiết yếu, bao gồm lysine, methionine, valine, leucine, isoleucine và phenylalanine. Nhờ vào giá trị dinh dưỡng cao, cua đồng không chỉ được yêu thích trong ẩm thực mà còn được xem như một vị thuốc quý.

Bún riêu cua đồng
Bún riêu cua đồng (ảnh minh họa)

Vậy nên hãy sử dụng cua đồng khi chúng tươi ngon nhất để giữ được hương vị và giá trị dinh dương nguyễn bản mà nó mang lại. Nhưng nếu không thể sử dụng luôn trong ngày bạn vẫn có thể bảo quản chúng một cách hiệu quả qua những cách mà laucua.vn chia sẻ sau đây. Hãy cùng tham khảo những phương pháp bảo quản cua đồng tươi ngon như lúc ban đầu nhé.

Đựng cua đồng trong hộp hoặc khay

Nếu như chế biến cua luôn trong ngày, bạn hãy đặt cua vào hộp nhựa hoặc thùng đá và lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ tốt nhất khoảng từ 0 – 4 độ C. Lưu ý rằng không nên để cua quá lâu trong tủ lạnh, vì điều này có thể khiến cua mất nước, làm cho thịt bớt ngọt và bị xơ.

Bảo quản cua trong túi đựng thực phẩm hoặc túi hút chân không

Đối với cua không còn sống hoặc cua lột, bạn nên bọc cua bằng túi đựng thực phẩm hoặc túi hút chân không. Cách này sẽ giữ độ tươi cho cua trong khoảng 2 – 3 ngày khi để trong ngăn đá.

Đối với cua chín thì sẽ dễ bảo quản hơn. Bạn nên giữ chúng nguyên vẹn như lúc ban đầu. Bọc kín cua bằng túi đựng thực phẩm hoặc túi hút chân không. Cua đồng khi được nấu chín có thể bảo quản trong ngăn đá từ 2 – 5 ngày.

Bảo quản cua đồng khi không có tủ lạnh?

Nếu không có tủ lạnh, bạn có thể sơ chế cua rồi cho vào thùng xốp hoặc thùng nhựa, pha một chút muối loãng và đặt thùng ở nơi khô ráo, mát mẻ với nhiệt độ khoảng từ 10 – 15 độ C. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng chúng trong vòng 3 ngày đổ lại để đảm bảo chất lượng và hương vị.

Bảo quản cua đồng đã được sơ chế qua

Để bảo quản cua đồng đã được sơ chế qua, bạn cần rửa sạch cua và tách mai, yếm, miệng cua. Đặt gạch cua vào túi nilon nhỏ và buộc chặt. Sau đó, giã nhỏ phần thân cua và cho vào một túi nilon khác, nhớ loại bỏ không khí và buộc chặt. Cua rang hoặc cua chiên có thể bảo quản trong ngăn mát từ 1 – 2 ngày, trong khi canh cua nên được sử dụng trong ngày.

Canh cua đồng thanh mát (ảnh minh họa)
Canh cua đồng thanh mát (ảnh minh họa)

Một vài lưu ý khi bảo quản cua đồng sống:

  • Chế biến ngay khi mua: Cua đồng sẽ giữ được độ tươi ngon và hương vị tự nhiên nhất khi chế biến ngay sau khi mua về. Nếu không thể nấu ngay, cần bảo quản chúng đúng cách.
  • Chuẩn bị thùng lạnh phù hợp: Sử dụng thùng lạnh có kích thước vừa đủ, đặt ở nơi thoáng mát. Nên chọn loại thùng giữ nhiệt tốt và không bị kín hoàn toàn để cua có không gian thở.
  • Đặt đá xuống đáy thùng: Trước khi cho cua vào, hãy đặt một lớp đá dày khoảng 5-10 cm xuống đáy thùng. Lớp đá này giúp tạo môi trường mát, giữ cua trong điều kiện thích hợp mà không làm cua bị sốc nhiệt.
  • Tạo khoảng cách giữa cua và đá: Để tránh cua tiếp xúc trực tiếp với đá, bạn nên đặt một khay hoặc vật đệm lên trên lớp đá. Nếu cua tiếp xúc với đá, chúng có thể bị lạnh quá mức và chết nhanh.
  • Hé mở nắp thùng để thông khí: Không nên đóng kín nắp thùng vì cua cần có không khí để thở. Chỉ nên hé mở nhẹ nắp thùng để cung cấp oxy nhưng vẫn đảm bảo nhiệt độ lạnh bên trong. Điều này giúp giữ cua sống lâu hơn.
  • Đè vật nặng lên nắp thùng: Vì cua có thể bò ra ngoài, bạn nên đặt một vật nặng như cục đá hoặc gạch lên nắp thùng để tránh cua thoát ra. Lưu ý không nên đè quá chặt để không làm kín thùng.
  • Thường xuyên kiểm tra đá: Đá trong thùng sẽ tan dần theo thời gian, đặc biệt là trong những ngày nóng. Bạn cần kiểm tra thùng thường xuyên và thay đá mới để duy trì nhiệt độ lạnh thích hợp cho cua. Đảm bảo môi trường mát liên tục sẽ giúp cua sống được lâu hơn.
  • Không giữ cua quá lâu: Ngay cả khi được bảo quản tốt, cua đồng vẫn có thời gian sống giới hạn. Bạn không nên giữ cua quá lâu, tối đa là 1-2 ngày, để đảm bảo cua còn tươi ngon khi chế biến.

Trải nghiệm ẩm thực tại Lẩu Cua Đồng – Tinh hoa ẩm thực Hòa Lạc

Lẩu cua là một món ăn dân dã, quen thuộc với người Việt, đặc biệt phổ biến trong các dịp tụ họp gia đình hay gặp gỡ bạn bè. Hương vị đậm đà, kết hợp với vị ngọt tự nhiên từ cua đồng, khiến món ăn này trở nên hấp dẫn khó cưỡng.

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: Xanh Garden Bãi Dài, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội
  • Cơ sở 2: GreenBay Mễ Trì – Quận Nam Từ Liêm – Thành phố Hà Nội

Nếu bạn đang muốn thưởng thức một nồi lẩu cua thơm ngon và đúng điệu, hãy ghé qua Lẩu Cua Đồng – Tinh hoa ẩm thực Hòa Lạc. Quán nổi tiếng với nguyên liệu tươi ngon, nước lẩu đậm đà và phong cách phục vụ chu đáo, mang đến cho thực khách trải nghiệm ẩm thực khó quên. Đây là địa điểm lý tưởng cho những buổi tụ họp thân mật, nơi bạn có thể chia sẻ món ăn ngon bên người thân yêu.