Các loài cua biển có độc ở Việt Nam

Tóm tắt nội dung

Cua biển là món ăn khoái khẩu của nhiều người bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, không phải loại cua biển nào cũng có thể ăn được. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn các loài cua biển có độc ở Việt Nam, giúp bạn phân biệt và tránh mua phải những loại cua nguy hiểm này.

Những loài cua biển có độc

Cua mặt quỷ

Đặc điểm

Cua mặt quỷ có tên khoa học là Zosimus Aeneus. Nó là một trong những loài cua biển có độc sinh sống ở Việt Nam. Cua mặt quỷ là loài cua có kích thước nhỏ gọn, chỉ vừa trong lòng bàn tay. Loài cua này có vỏ bên ngoài dẹt và có nhiều cục u lồi. Đặc biệt, chúng có màu sắc bắt mắt, khác biệt so với các loài cua biển khác.

Đặc điểm của cua mặt quỷ

Mức độ độc

Thịt và vỏ của cua mặt quỷ chứa một lượng lớn chất độc như Tetrodotoxin và Saxitoxin. Đây là những chất độc rất mạnh, có thể gây tử vong ngay cả với liều nhỏ khi tiếp xúc với con người. Các độc tố này tập trung chủ yếu trong thịt cua, trứng và các phần cơ thể như càng.

Phân bố

Cua mặt quỷ phân bố chủ yếu từ vùng biển Đà Nẵng đến Vũng Tàu. Loài cua này thường sinh sống tại các rạn san hô và khu vực nước thấp trong thời gian thủy triều xuống. Chúng thường sống ẩn náu và có thể gặp ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Một số loài cua đá biển

Đặc điểm

Cua đá biển là một loài cua đất lớn thuộc chi Gecarcoidea. Chúng có vỏ màu tím sậm, chân dài và càng ngắn. Nó là loài động vật ăn đêm, ban ngày trú ẩn trong các hang đá. Thức ăn chủ yếu của loài cua biển có độc này là các loại thực vật. Khi chín, cua đá biển thường chuyển sang màu gạch. Đặc biệt, vỏ đầu ngực của cua đá biển có dạng nửa vòng tròn, dài khoảng 30mm và rộng khoảng 40mm, phủ kín bởi các u lồi dạng hạt.

Đặc điểm của cua đá biển

Mức độ độc

Một số con cua đá biển cũng chứa các chất độc nguy hiểm như các loài cua biển có độc khác. Tương tự như cua mặt quỷ, cua đá biển cũng chứa độc tố saxitoxin. Chất độc tập trung ở thịt, trứng và gan. Độc tố này có thể gây ngộ độc với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, tê liệt, thậm chí tử vong. 

Phân bố 

Cua đá biển là loài hiếm và rất khó bắt. Chúng thường được tìm thấy trong các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thịt của cua đá biển có vị ngọt thanh và được nhiều người ưa chuộng như một món đặc sản. Tuy nhiên, để tránh những điều không hay xảy ra, quá trình chế biến và sử dụng cua đá biển cần được thực hiện cẩn thận, đặc biệt là trong việc loại bỏ các chất độc trong nó.

Cua Florida

Đặc điểm

Loài cua Florida có tên khoa học là Atergatis floridus. Chúng có thân dạng bầu dục, mai hẹp, bề mặt nhẵn và lưng trơn láng. Toàn thân cua có màu xanh nâu đến nâu sẫm và có các đốm vàng lớn trên lưng. Vỏ đầu ngực gần giống hình elip ngang, mặt lưng hơi lồi. Càng cua lớn, có kích thước bằng nhau và nhẵn, đầu hình thìa màu đen. Con đực có càng lớn hơn con cái. Mai cua vuông vức, dày và có chiều rộng 8-10 cm. Cua Florida thường hoạt động nhiều hơn vào ban đêm.

Đặc điểm của cua Florida

Mức độ độc

Thịt cua Florida rất độc, chứa các chất như tetrodotoxin và saxitoxin. Những chất độc này được sản sinh bởi vi khuẩn thuộc giống vibrio sống cộng sinh trên cua. Các chất độc này tương tự cá nóc, gây ngộ độc nghiêm trọng ở động vật có vỏ. Độc tố này có thể gây ngộ độc nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu ăn phải với lượng lớn.

Phân bố

Loài cua Florida thường sống ở vùng biển từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Trong khu vực này, có các trường hợp người dân vô tình ăn phải loại cua biển có độc này. Hậu quả là nhiều người phải cấp cứu ngay lập tức để giữ được tính mạng.

Cách xử lý khi ăn phải cua biển có độc

Theo các chuyên gia của Viện hải dương học Nha Trang, nếu bạn ăn phải cua mặt quỷ hoặc các loại cua biển có độc, đầu tiên hãy cố gắng nôn ra hết. Uống thật nhiều nước để làm loãng chất độc, giúp kéo dài thời gian hấp thu và dễ dàng nôn chất độc ra. Sử dụng bột than hoạt tính pha với nước để hút các chất độc trong dạ dày. Sau đó, đến ngay bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ kịp thời.

Để tránh ngộ độc cua biển, tốt nhất bạn không nên ăn những loại cua có màu sắc sặc sỡ, những loại cua lạ, không biết rõ tên và nguồn gốc. Với các loại cua quen thuộc, tránh ăn nếu chúng bị chết hoặc gần chết, vì khi đó cua sẽ chứa nhiều vi khuẩn, gây hại cho sức khỏe.

Bột than hoạt tính

Dị ứng cua biển

Như đã đề cập ở phần trước, một số loài cua biển có độc, có thể gây ngộ độc thậm chí tử vong nếu ăn phải. Tuy nhiên, bên cạnh nguy cơ ngộ độc, cua biển còn tiềm ẩn một mối nguy hiểm khác, đó là dị ứng cua biển.

Biểu hiện

Dị ứng cua biển là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với các protein có trong thịt, gạch hoặc mai cua. Biểu hiện của dị ứng cua biển có thể ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng:

  • Phản ứng nhẹ: Nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, phát ban, sưng tấy nhẹ ở da, môi, lưỡi.
  • Phản ứng trung bình: Da, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp cùng lúc bị ảnh hưởng. Sưng tấy ở mặt, họng, mí mắt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chóng mặt.
  • Phản ứng nặng (sốc phản vệ): Hạ huyết áp, sốt, cơ thể choáng váng. Sưng phù nề nghiêm trọng ở mặt, họng, lưỡi, có thể gây tắc nghẽn đường thở. Đây là tình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu y tế kịp thời.

Dị ứng cua biển

Nguyên nhân

Cua biển chứa nhiều chất protein có lợi cho sức khỏe, nhưng cũng có những loại protein lạ. Những protein này khi vào cơ thể có thể gây kích thích hệ thống miễn dịch, gây ra dị ứng. Ngoài ra, khi tiếp xúc với những loại cua biển có nồng độ histamin cao, nguy cơ dị ứng có thể xảy ra ở mọi đối tượng.

Xử lý khi bị dị ứng cua biển

Ngoài việc uống thuốc dị ứng, khi bị dị ứng cua biển nhẹ, bạn có thể tự khắc phục tại nhà bằng các cách dưới đây:

Sử dụng mật ong nguyên chất 

Mật ong có tính sát khuẩn và chống viêm cao. Khi bị dị ứng cua biển, bạn có thể uống một ly nước ấm pha mật ong nguyên chất. Mật ong giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại và làm dịu cơ thể, giảm các triệu chứng mẩn ngứa.

Sử dụng mật ong nguyên chất pha với nước ấm

Uống nước chanh 

Chanh chứa axit ascorbic, giúp phục hồi tổn thương bên trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch nhờ vitamin C. Khi có biểu hiện dị ứng như phát ban hay mẩn ngứa, bạn hãy uống một ly nước ấm pha nước cốt chanh tươi. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc chữa dị ứng cua biển.

Uống nước cốt chanh

Sử dụng gừng 

Gừng có tính nóng, vị cay, kháng khuẩn, giải độc và chống oxy hóa. Đây là nguyên liệu tự nhiên được nhiều người sử dụng để chữa dị ứng cua biển. Bạn có thể nấu trà gừng uống hoặc áp dụng bài thuốc dân gian từ gừng: lấy 10g gừng sống, 15g lá tía tô và 15g rễ cây lau, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước. Vo sạch 100g đậu xanh, cho vào nồi, thêm nước và nước thuốc vừa vắt, ninh đậu xanh cho nhừ rồi ăn nóng.

Chữa dị ứng cua biển bằng gừng

Uống nước ép rau củ quả 

Nước ép từ rau, củ, quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp giải nhiệt, thanh lọc và loại bỏ độc tố, tăng cường sức đề kháng. Khi bị dị ứng cua biển nhje, bạn có thể uống một ly nước ép từ cà rốt, củ cải, dưa leo, rau cải xoong, cần tây, cam, chanh, dứa. Nước ép sẽ giúp giảm các triệu chứng dị ứng như mẩn đỏ, phát ban và mề đay.

Uống nước ép rau, củ, quả

Một số lưu ý khi ăn cua biển để tránh bị dị ứng

Để tránh dị ứng cua biển, bạn không nên ăn cua đã chết hoặc chế biến không đảm bảo vì chúng có thể chứa nhiều histamin do nhiễm khuẩn. Ngoài ra, hãy luôn ăn cua đã được nấu chín kỹ thay vì ăn sống để giảm nguy cơ dị ứng.

Sau khi ăn cua biển, bạn không nên ăn trái cây ngay. Các chất trong trái cây có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein và canxi trong cua. Hơn nữa, lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và canxi sẽ tạo thành chất kết tủa không hòa tan. Các chất này sẽ kích thích đường tiêu hóa gây đau bụng và buồn nôn.

Lưu ý khi ăn cua biển để không bị dị ứng 

Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về các loài cua biển có độc ở Việt Nam. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn có thể nhận biết được cua biển có độc và lựa chọn cua biển một cách thông minh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm lẩu cua hoàng đế cực ngon tại nhà (laucua.vn)